Bối cảnh Bầu_cử_Chủ_tịch_Quốc_hội_và_Chủ_tịch_nước_Việt_Nam_2024

Hàng loạt cán bộ cấp cao từ chức

Bắt đầu vào ngày 20 tháng 3 năm 2024, truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin về việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định cho phép Võ Văn Thưởng, người giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương ĐảngChủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ nhiệm do phải "chịu trách nhiệm người đứng đầu", "vi phạm về quy định những điều đảng viên không được làm" và một số lý do khác.[1][2] Tuy nhiên, trong các báo cáo không đề cập đến các hành vi sai trái của ông.[3] Theo một số cơ quan truyền thông phương Tây, các sai phạm của ông có thể liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn trong thời gian làm Bí thư tỉnh Quảng Ngãi.[4][5] Không lâu sau đó, vào ngày 26 tháng 4 năm 2024, truyền thông nhà nước Việt Nam tiếp tục thông báo quyết định cho phép Vương Đình Huệ, người giữ chức Ủy viên Bộ Chính trịChủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ nhiệm.[6] Ông trở thành "trụ" thứ ba trong số tứ trụ của Việt Nam từ chức trong vòng một nhiệm kỳ sau Nguyễn Xuân PhúcVõ Văn Thưởng. Đồng thời, cũng là người thứ 5 thôi chức khỏi vị trí Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13.[7] Ông từ chức với lý do vi phạm "Quy định những điều Đảng viên không được làm", "Quy định về trách nhiệm nêu gương của các bộ, đảng viên" và "Chịu trách nhiệm người đứng đầu".[6] Thông tin ông từ chức được đưa ra vài ngày sau khi Phạm Thái Hà – trợ lý của ông bị bắt giữ do các sai phạm liên quan đến Tập đoàn Thuận An. Việc miễn nhiệm ông đã chính thức được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 2 tháng 5 năm 2024.[8] Sau đó không lâu, một cán bộ cấp cao khác là Trương Thị Mai cũng bị cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng.[9]

Trước đó, trong chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã khiến nhiều cán bộ cấp cao cũng đã phải rời khỏi vị trí của mình như Nguyễn Xuân Phúc từ chức do phải "chịu trách nhiệm người đứng đầu", Chu Ngọc Anh bị xét xử 3 năm tù giam, Nguyễn Thanh Long bị xét xử 18 năm tù giam... do những sai phạm liên quan đến Việt Á.[10] Sự từ chức của nhiều cán bộ cấp cao được diễn ra trong giai đoạn chiến dịch đốt lò của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nằm trong giai đoạn được cho là đẩy mạnh nhất.[11] Sau ông Trọng, Tô Lâm được đánh giá là một trong những nhân vật quan trọng trong chiến dịch khi góp phần đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam khi đưa quốc gia này lên vị trí 83 về chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế vào năm 2023, khi còn nằm ở vị trí 113 vào năm 2016.[12] Ngoài ông Trọng, nhiều nhà phân tích cũng cho rằng Tô Lâm chính là người nhắm vào các sai phạm của các chính trị gia cấp cao.[13] Ông thậm chí còn được xem như trợ lý thân cận của ông Trọng.[14] Tuy nhiên, cũng có nhiều cáo buộc cho rằng chiến dịch này đang được sử dụng cho mục đích chính trị nhằm tranh giành quyền lực nội bộ trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 14 sắp diễn ra, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phát biểu phủ nhận cáo buộc này.[11]

Trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 14

Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp.

Vào năm 2021, Nguyễn Phú Trọng đã tiếp tục tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp trong Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp.[15] Ông là 1 trong 10 trường hợp "đặc biệt" đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[16] Vào năm 2024, ở độ tuổi 79, sức khỏe của ông Trọng được cho là suy giảm. Hồi ngày 14 tháng 4 năm 2019, khi ông Trọng đắc cử nhiệm kỳ thứ hai cũng được cho là bị đột quỵ khi đang công tác tại Kiên Giang. Trong nhiều lần công khai sức khỏe với báo chí, ông Trọng cũng khẳng định bản thân mình "không khỏe lắm".[17] Trước khi bế mạc Đại hội lần thứ 13, ông Trọng cũng có phát biểu về tình hình sức khỏe của mình, "Bây giờ tôi không được khỏe lắm, tuổi cũng đã cao, cũng xin nghỉ rồi, thế nhưng Đại hội bầu phải làm, Đảng viên thì phải chấp hành".[18] Theo truyền thông phương Tây, vì ảnh hưởng sức khỏe và ở giai đoạn tuổi tác cao, nhiều khả năng cao ông không thể tiếp tục nhiệm kỳ mới với vai trò Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 14, nhiều đối thủ bắt đầu chen chân hạ bệ nhau để tranh giành quyền lực và kế nhiệm ông Trọng.[19][20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bầu_cử_Chủ_tịch_Quốc_hội_và_Chủ_tịch_nước_Việt_Nam_2024 https://vtcnews.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang-d... https://web.archive.org/web/20240320125155/https:/... https://web.archive.org/web/20240320103929/https:/... https://web.archive.org/web/20240320130645/https:/... https://web.archive.org/web/20240320121425/https:/... https://web.archive.org/web/20240320200814/https:/... https://web.archive.org/web/20240320011438/https:/... https://web.archive.org/web/20240426105107/https:/... https://web.archive.org/web/20240427073816/https:/... https://web.archive.org/web/20240422091549/https:/...